Cấu tạo của bồn cầu? Bộ phận nào giúp hạn chế mùi hôi nhà vệ sinh?

cau-tao-bon-cau-1

Cấu tạo của các loại bồn cầu đều khá đơn giản, cách lắp đặt chúng cũng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ cấu tạo của bồn cầu. Đặc biệt, có những bộ phận của bồn cầu có thể giúp hạn chế mùi hôi nhà vệ sinh hiệu quả. Mời bạn cùng chuyên gia của Vệ sinh nhanh 24/7 khám phá ngay bây giờ nhé!

1. Cấu tạo của bồn cầu

Bồn cầu là thiết bị vệ sinh không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào. Hiện nay, có 2 loại bồn cầu được dùng phổ biến nhất là bồn cầu bệt và bồn cầu xổm. Cấu tạo của 2 loại bồn cầu này có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, loại bồn cầu xổm không còn được dùng phổ biến trong các gia đình. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo của bồn cầu bệt.

cau-tao-bon-cau-1
Cấu tạo của bồn cầu tương đối đơn giản

Két nước bồn cầu:

Két nước có nhiệm vụ chứa nước xả để làm sạch bồn cầu. Với các loại bồn cầu 1 khối, két nước được thiết kế liền khối với thân cầu. Với loại bồn cầu 2 khối, két nước được thiết kế tách rời so với thân cầu. Trong két nước gồm có các bộ phận như:  

– Cần gạt hoặc nút xả: Đây là bộ phận có chức năng gạt xả nước. Khi có sự tác động lên cần gạt hoặc bút xả thì nước trong kết sẽ tràn xuống bồn cầu

– Sợi xích: Kết nối giữa cần gạt và van xả

– Phao nổi: Có nhiệm vụ cân chỉnh mực nước phù hợp với nhu cầu.

– Chụp cao su (van xả): Bộ phận này có chức năng đóng mở, giữ nước trong két cho mỗi lần xả. Nó được thiết kế khít với lỗ thoát giúp nước không bị rỉ xuống bồn cầu ngoài ý muốn.

– Ống tràn: Được gắn vào ống xả tràn để trong trường hợp nước không tự đóng ngắt thì nước sẽ tràn xuống bồn cầu

cau-tao-bon-cau-5
Két nước bồn cầu có nhiệm vụ cấp nước xả cho bồn cầu

Bệt ngồi hay thân cầu:

Bệt ngồi hay thân cầu – là nơi chúng ta ngồi lên khi vệ sinh. Thân cầu gồm có bể bồn – là nơi chứa nước trong lòng bồn cầu; lỗ vành xả nước xung quanh bồn cầu có nhiệm vụ dẫn nước xuống ống phun; ống phun có nhiệm vụ đẩy nước thật mạnh xuống bộ phận con thỏ (ống xi – phông); con thỏ bồn cầu và lỗ thoát bồn cầu.

Ngoài ra, bồn cầu bệt còn có một số bộ phận khác như vòi xịt dùng để xịt rửa; nắp đậy bồn cầu; đường dẫn nước từ nguồn nước vào két; ống thông hơi bồn cầu. Một số loại bồn cầu thông minh sử dụng nắp bồn cầu thông minh với bảng điều khiển điện tử.

Thân bồn cầu được tách rời hoặc gắn liền với két nước tùy thiết kế bồn cầu 1 khối hay 2 khối

Nếu để ý quan sát chúng ta sẽ thấy đôi khi cấu tạo của bồn cầu còn bao gồm cả ống thông hơi. Những bộ phận như con thỏ hay ống thông hơi tuy chỉ là bộ phận phụ nhưng lại có tác dụng lớn trong việc hạn chế mùi hôi nhà vệ sinh.

Xem thêm các bài:

2. Đâu là bộ phận quan trọng giúp hạn chế mùi hôi nhà vệ sinh?

Con thỏ trong cấu tạo của bồn cầu

Con thỏ bồn cầu hay còn được gọi là ống xi – phông. Thiết bị này có vai trò giống như một nút chặn có tác dụng ngăn không cho mùi hôi bốc lên từ hầm cầu ra không gian nhà vệ sinh. Hay nói cách khác, con thỏ bồn cầu giúp cho không gian nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không có mùi khó chịu.

Con thỏ bồn cầu được thiết kế dạng đường cong để có thể chứa một lượng nước nhất định; khiến mùi hôi của chất thải sau khi bị xả trôi xuống hầm cầu không thể thoát ngược trở lại. Bình thường, lượng nước của con thỏ và bồn cầu sẽ ngang bằng nhau. Nhưng nếu lắp đặt sai kỹ thuật, khiến mực nước ở con thỏ thấp hơn mực nước ở bồn cầu 10cm; thì khí hôi vẫn có thể trào ngược ra ngoài. Trong một số trường hợp, lắp đặt con thỏ bồn cầu không đúng cũng khiến đường thoát khí hầm chứa bị tắc. Đây là lý do nhiều thợ dù hiểu rõ cấu tạo của bồn cầu nhưng không biết cách lắp đặt chuẩn sẽ khiến nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu.

Con thỏ bồn cầu

Ống thông hơi bồn cầu

Ống thông hơi bồn cầu được lắp đặt theo hướng thẳng đứng lên trời; có công dụng chính là giúp thoát khí thải phát sinh từ hầm cầu ra bên ngoài như mùi hôi; khí mê tan; khí lưu huỳnh…Có thể hình dung bộ phận này như chiếc quạt thông gió, chúng sẽ phân tán luồn khí dư thừa trong hầm cầu được hình thành sau quá trình xả thải; lên men; phân hủy chất thải. Nếu những khí này tích tụ đầy hầm cầu, chúng sẽ tràn ngược lên và khiến nhà vệ sinh có mùi khó chịu. Nguy hiểm hơn, nếu lượng khí dư thừa quá lớn có thể xuất hiện tình trạng nổ hầm cầu

Ống thông hơi bồn cầu giúp hạn chế mùi hôi nhà vệ sinh

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của bồn cầu. Và chắc rằng bạn cũng có thể lý giải được nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu. Cũng trong quá trình sử dụng, bồn cầu của gia đình bạn có thể phát sinh sự cố tắc nghẽn. Trong trường hợp không biết cách khắc phục mùi hôi hoặc các sự cố tắc nghẽn bồn cầu, bạn hãy liên hệ với Vệ sinh nhanh 24/7 ngay hôm nay để được hỗ trợ nhé! Hotline 0909.696.143 luôn sẵn sàng đón nhận cuộc gọi từ bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *